Minh mẫn nhờ hành, tỏi
(Tòa Soạn) – Những nghiên cứu gần đây cho thấy, thường xuyên ăn nhiều hành, tỏi sẽ đem đến lợi ích như giảm mỡ, đường trong máu, góp phần hạ huyết áp. Hơn thế, nó còn có tác dụng giúp đại não giữ được sự linh hoạt và phản xạ nhanh.
Tỏi
Y học hiện đại từ lâu đã công nhận tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư dạ dày, phổi, vú và màng trong tử cung, ung thư kết tràng, thanh quản, v.v. Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch.
Trong tỏi còn có một thành phần gọi là “chất tiền luyệt tuyến A”. Nếu thường xuyên ăn tỏi, chất tiền liệt tuyến A sẽ làm tăng trương lực huyết quản, đẩy mạnh tuần hoàn máu, từ đó có thể phòng trị bệnh váng đầu do cao huyết áp gây nên.
Hành củ
Theo các nhà khoa học, gluco cung cấp năng lượng để đại não hoạt động. Gluco muốn chuyển hoá thành năng lượng không thể thiếu vai trò của vitamin B1. Nhưng nếu vitamin B1 tiếp xúc với hành củ sẽ sinh ra một chất mới mạnh hơn B1. Điều này có nghĩa hoặc động của trí não sẽ nhanh nhẹn hơn bình thường.
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng hành tỏi. Ví như, ăn hành củ một lượng vừa phải mỗi ngày có thể phòng trị được bệnh viêm đường ruột và phòng u bướu.
Nhưng ăn hành củ sống quá nhiều sẽ làm cho ruột, dạ dày bị kích thích mạnh thường xuyên, gây ra các chứng viêm đồng thời còn gây ra tác dụng phụ đối với các bệnh về tim, mạch, thận viêm v.v… Lâu dần sẽ dẫn tới chứng thiếu vitamin B2 (biểu hiện là mép chốc, lưỡi viêm), nghiêm trọng hơn có thể cản trở các hoạt động của gan.
Chú ý khi ăn hành củ:
- Không được ăn lúc đói, không uống trà quá nóng sau khi đã dùng hành sống.
- Nên ăn cách nhật và mỗi lần chỉ nên dùng 2-3 nhánh.
- Người mắc bệnh gan, dạ dày, bàng quang đang trong thời gian điều trị nên tránh sử dụng.
- Những người bị bệnh tim và hay bị táo bón cũng nên hạn chế và đặc biệt không được dùng chung với mật ong.
Phạm Thanh
Theo vietbao.vn