Thứ Ba, 28 tháng 10, 2008

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KHI DÙNG TỎI


Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi
- Không ăn cả tép tỏi nguyên
- Nuốt cả tép tỏi thì rất nguy hiểm.
- Không ăn tỏi lúc bụng đói (sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, ợ nóng có thể viêm thực quản).
- Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).
- Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.
- Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút (có thể bị bỏng rát).
- Những người bị dị ứng với tỏi không được đắp tỏi lên da để chữa bệnh.
- Khi dùng tỏi để trị giun kim (uống và thụt hậu môn dịch tỏi) không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.
- Muốn làm hết mùi tỏi có thể dùng nước chè (chè tươi hoặc chè búp xanh) đặc, súc miệng hoặc rửa tay rửa da chỗ đắp tỏi.

LÀM BẠN ĐẸP HƠN

LÀM ĐẸP TỪ TỎI

Hàng ngày chúng ta thường xuyên ăn tỏi nhưng mấy ai trong số đó biết được những công dụng hết sức "kỳ diệu" trong việc làm đẹp của những nhánh tỏi nhỏ bé này. TCLD xin bật mí cùng bạn!
1. Chống nhăn da, tẩy mụn cóc và tàn hương.
Dùng hỗn hợp tỏi ép với hoa loa kèn trắng, mật ong và sáp xoa lên da, mỗi ngày 1 lần vào buổi tối đến khi khỏi hết mụn và tàn.
2. Xoá nốt ban đỏ
Củ tỏi giã nhỏ đắp lên mặt mỗi tuần 1 lần cho đến khi nốt sần đỏ tan hết. Người Bungari thường dùng củ tỏi giã nhỏ ngâm với 100ml rượu trắng trong 2h. Lọc lấy nước tấm vào bông, xoa lên mặt mỗi ngày 1 lần
3. Chống hói, chống gầu và chống rụng tóc
Dùng củ tỏi giã nhỏ xát lên da đầu, mỗi tuần 1 lần, 2h trước khi gội. Với tóc khô, nên cho vài giọt dầu thực vật. Với tóc mỡ, dùng tỏi nguyên dạng. Liệu pháp kéo dài 2-3 tháng có tác dụng kích thích lưu huyết máu đến da đầu và nuôi dưỡng tóc.
4. Chống rụng tóc.
Nếu bị tóc rụng nhiều và nhanh, nên dùng hỗn hợp củ tỏi ép với trái cây lô hội (Aloe) mật ong, lòng đỏ trứng gà.
5. Chống hói đầu từng mảng
Hàng ngày dùng củ tỏi tươi giã nhỏ xát lên da đầu vào buổi tối. Sau 2 giờ gội đầu = bình thường. Mỗi lần trị liệu kéo dài từ 7-10 ngày. Có thể làm 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10 ngày.
6. Chống gầu
Dùng củ tỏi xát lên chỗ da đầu bị gầu trong vòng 2h trước khi gội. Làm liên tục trong vòng 1 tuần (tỏi giã nhỏ)
7. Tẩy mụn cơm và nốt sần
Dùng củ tỏi thái lát mỏng xát lên mụn cơm 4-5 lần trong một ngày hoặc hàng ngày vào buổi tối dùng củ tỏi giã nhỏ trộn với 1 ít mật ong đắp lên nốt sần và dùng băng dính cố định.

MỘT SỐ BÀI THUỐC VỀ TỎI

CHỮA BỆNH BẰNG TỎI
Tỏi đã được trồng cách đây hàng trăm năm đã được con người quý như thần dược bởi lẽ nó chữa rất nhiều loại bệnh.
Sau đây là một số bài thuốc dễ áp dụng từ tỏi:


- Phòng bệnh cúm: 20 g-30 g tỏi, giã nát ngâm vào lọ đựng 200 ml dầu vừng hoặc dầu lạc. Mỗi buổi sáng tẩm bông và hít vào mũi 1-2 lần.

- Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn: Dùng 4-6 g tỏi sắc uống hoặc ăn trong bữa cơm. Lấy 10 g tỏi giã nát ngâm với 100 ml nước sôi để nguội, khoảng 1-2 giờ sau lọc qua gạc (không cần tiệt trùng) rồi thụt vào hậu môn, giữ lâu 10-15 phút. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục 5-7 ngày sẽ rất có kết quả.
- Chữa ung nhọt, áp xe: Tỏi giã giập, đắp vào 15-20 phút, ngày làm 2 lần. Nếu trộn với dầu vừng đắp thì càng tốt.

- Trị giun kim, giun móc: Thường xuyên ăn tỏi sống, mỗi ngày 1-3 tép tỏi. Dùng nước tỏi 5%-10% thụt vào hậu môn mỗi buổi chiều hoặc tối, làm liên tục 2-3 tối.

- Ổn định huyết áp, giảm cholesterol, đề phòng xơ vữa động mạch: Rượu 45 độ, tỏi giã nhỏ ngâm với tỷ lệ 1/5, mỗi ngày uống 20-50 giọt chia 2-3 lần. Không dùng quá liều (vì huyết áp sẽ tăng).
Nếu bị chảy máu cam, chỉ cần lấy 1-2 tép tỏi đập giập, bỏ vào lòng bàn tay thì máu sẽ cầm ngay. Nếu chảy máu lỗ mũi bên trái thì bỏ tỏi vào lòng bàn tay phải và ngược lại, còn nếu chảy máu cả 2 mũi thì làm cả hai bàn tay.
Trên đây là một trong những cách chữa bệnh bằng củ tỏi, một vị thuốc đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại khẳng định về công dụng thần kỳ trong chữa bệnh. Theo Đông y, tỏi có tác dụng sát trùng, giải độc, chữa huyết lỵ, tẩy uế, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đờm, đầy chướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả lỵ…

Lưu ý:
- Phụ nữ có thai, người âm hư nội nhiệt (thể trạng gầy, tiểu vàng, khô, khát, nóng bên trong), đau mắt, mũi, răng, cổ, lưỡi... không nên dùng những bài thuốc trên.
- Tỏi dễ gây bỏng, kích ứng niêm mạc miệng, lưỡi, đường tiêu hóa, phân tán mùi qua hơi thở và mồ hôi. Vì vậy không nên dùng liều cao và lâu dài. Sau khi dùng một thời gian, hãy nghỉ ít lâu mới dùng lại.
- Theo kinh nghiệm nhân dân, loại tỏi trồng tại Việt Nam, củ nhỏ có tác dụng chữa bệnh tốt hơn so với loại tỏi củ to nhập từ Trung Quốc.
Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, SGGP

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2008


Ảnh: Hoàng hôn trên đảo Lý Sơn.
Mỗi khi chiều về đàn chim bay về tổ ấm, cảnh vật khép mình, những bông hoa đua nở đã khép cánh, đó là lúc hoàng hôn bắt đầu trên đảo từng đàn thuyền ra khơi bắt đầu cho một ngày lao động trên biển. Đó là nghề truyền thống biết bao đời nay trên đảo, những người con đất đảo luôn lao động chăm chỉ để ngày mai tươi sáng.






























































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































Ảnh: Sân trường ĐHBK


Thứ Hai, 13 tháng 10, 2008





HAPPY YOUR GRADUTATION


THIS IS MY FRIENDS