Thứ Ba, 31 tháng 3, 2009

Các món ăn trị bệnh từ tỏi
Ảnh:www.curtisneeley.com
Tỏi tươi: là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Tuy nhiên, ăn nhiều quá không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích và chất axilin có trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10 g tỏi là vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay để lại mùi hôi, do đó người ta thường chế biến thành các dạng khác.

Tỏi ngâm: có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt.
Cách chế biến: lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt.
Tỏi ngâm đường: lấy 50 g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800 g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.
Rượu tỏi: có nhiều cách chế rượu tỏi.
- Lấy 25 g tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem ngâm với 100 ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30 ml.
- Dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml.
Trà tỏi: có thể chế biến theo 2 cách.
- Tỏi 15 g, sơn tra 30 g, thảo quyết minh 10 g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: hạ mỡ máu, chống béo phì, tiêu thực tích.
- Tỏi vỏ tím 10 g, kim ngân hoa 6 g, trà xanh 3 g, cam thảo 2 g. Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với kim ngân hoa, trà xanh và cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp.
Tỏi và các món ăn - bài thuốc
Bài 1:
Tỏi 30 g, chim bồ câu 1 con. Chim bồ câu làm thịt, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch cho vào bát cùng với tỏi đã bóc vỏ, cho đủ gia vị, chế thêm một chút rượu vang và nước trắng rồi đem hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tủy sinh tinh.
Bài 2: Tỏi 50 g, thịt dê nạc 250 g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị, tỏi bóc vỏ đập giập. Cho dầu thực vật vào chảo đun cho nóng già, bỏ thịt dê vào xào chín tái, bỏ tỏi và các gia vị vừa đủ đun thêm một lát là được, ăn nóng. Công dụng: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh.

Bài 3: Tỏi 30 g, thịt yếm ba ba 250 g. Thịt yếm ba ba rửa sạch, cắt thành miếng bỏ vào đun sôi vài lần, vớt ra rồi đem rán qua, tỏi bóc bỏ vỏ, cho vào chảo rán qua cho có màu vàng non, tiếp đó cho thịt ba ba vào xào, chế thêm các gia vị như gừng, hành, muối, đường, một chút rượu và nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ ninh trong 30 phút là được. Công dụng: tư âm bổ thận.

Bài 4: Tỏi 100 g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3 g. Dạ dày lợn rửa sạch, cho sa nhân và tỏi đã bóc vỏ vào trong, lấy chỉ khâu lại, cho vào nồi, chế thêm rượu, muối và nước lượng vừa đủ rồi hầm cho đến khi chín nhừ là được, cho thêm một chút mì chính, ăn nóng. Công dụng: bổ hư nhược, kiện tỳ vị.
Chế biến tỏi làm một số bài thuốc
Ảnh: http://www.physiologics.com/
Để trị cảm, viêm họng, sổ mũi, nên dùng cồn tỏi nhỏ mũi hoặc giã tỏi cho ngửi. Cũng có thể giã tỏi, đổ cồn 70 độ, đốt cháy rồi trùm chăn xông cho ra mồ hôi.
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng đầy chướng, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế.
Lưu ý: Tỏi kỵ mật (mật ong, mật mía).
Một số bài thuốc có vị tỏi:
- Trị cảm lạnh, ho gà, hen phế quản: Giã nát tỏi, xoa ngực cho nóng lên. Ngày làm 2-3 lần.
- Ho gà: Tỏi 5 củ, bóc vỏ, giã nát, đổ vào 150 ml nước sôi để nguội, ngâm trong 6 tiếng, chắt lấy nước, cho một ít đường trắng (hoặc đường phèn) uống 2 lần trong ngày.

- Say nắng hôn mê: Giã nát tỏi, vắt lấy nước nhỏ vào mũi, kích thích niêm mạc mũi cho hắt hơi, sẽ tỉnh.

- Tăng huyết áp: Lấy 500 g tỏi, bóc vỏ, cho 50 g muối để muối dưa. Sau 3 ngày đem ra hong khô, cho vào lọ thủy tinh ngâm với giấm ăn, cho tí đường, ngâm 2-3 ngày là dùng được. Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ăn 1-2 tép tỏi và uống một tí nước giấm ngâm tỏi. Ăn 15 ngày, nghỉ 3 ngày lại ăn tiếp. Huyết áp sẽ hạ xuống một cách ổn định. Thuốc này cũng chữa viêm khí quản mạn tính và ho lâu ngày.

- Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Giã tỏi lấy nước cốt trộn với dầu vừng, nửa nọ nửa kia. Rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông tẩm thuốc nhét vào.

- Viêm, đau khớp: Tỏi và lá lốt đun sôi để xông, sau đó ngâm khớp tay chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng mà chườm. Ngày làm 2 lần sáng, tối, sẽ khỏi.

- Lỵ, tiêu chảy: Lấy 5 củ tỏi lớn bóc vỏ, sắc cùng 2 lạng củ cải, lấy nước uống hằng ngày.
- Chảy máu cam: Giã vài tép tỏi đắp gan bàn chân (từ gốc ngón giữa đo xuống bằng 3 đốt ngón tay giữa của bệnh nhân). Nếu chảy lỗ mũi phải, đắp gan bàn chân trái và ngược lại. Nếu chảy máu cả 2 lỗ mũi thì đắp cả 2 gan bàn chân. Hết chảy máu, bỏ tỏi, rửa chân sạch.
- Sưng vú: Dùng 50-100 g tỏi giã nhỏ, trộn với bột mì, đường đỏ, dùng nước ấm trộn đều đắp nơi sưng, chỉ 1 ngày sẽ giảm.
- Giun đũa, giun kim: Giã nhỏ tỏi, trước khi đi ngủ xát vào hậu môn. Hoặc sắc 25 g tỏi với 1 lít nước, đun sôi 10 phút, ngày uống 30 ml. Cũng có thể dùng 2 củ tỏi giã nhỏ, hòa với nước sôi, gạn lấy nước, thụt vào hậu môn ngay lúc giun kim đang chòi ra, rất có hiệu quả.
Có thể trị các chứng đau sưng khớp, các bệnh đái tháo đường, trĩ, béo phì, bệnh ở tim mạch, phế quản, hệ tiêu hóa... bằng cách dùng rượu tỏi.

Cách làm: Tỏi khô bóc vỏ 40 g, thái nhỏ, bỏ lọ, đổ vào 100 ml rượu trắng 45 độ. Sau 10 ngày dùng được. Sáng uống 40 giọt trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi đi ngủ (hòa thêm nước nguội mà uống). Ngâm uống liên tục.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2009

Tỏi - Vị thuốc từ thiên nhiên
Tỏi từ lâu đã được con người biết đến không chỉ là đồ gia vị làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng, mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên.
Tỏi không chỉ để dùng chế biến các món ăn...


Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư nguy hiểm.

Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn làm thuốc chữa các bệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…

Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngoài không khí 15phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.

Dưới đây là cách chế biến một số bài thuốc trị bệnh từ tỏi:
...mà tỏi còn được coi là một loại thuốc quý chữa rất nhiều bệnh
1.
Cảm cúm
- Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 - 40 ngày để ăn hàng ngày.
- Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.
2. Đầy bụng, khó tiêu
- Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.
- Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.
3. Ho, viêm họng
- Tỏi bóc sạch, để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 - 15phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.
Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.
4. Thấp khớp, đau nhức xương
- Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 - 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
5. Tiểu đường
Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.
6. Huyết áp cao
- 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.
- Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.
7. Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan
- Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.
- Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.
Theo Vietbao

Ảnh:http://faithandgender.files.wordpress.com/2007/07/garlic.jpg
Liệu pháp tỏi với bệnh trẻ em và phụ nữ
Tỏi đã có lịch sử hơn 5.000 năm. Người Ai Cập và La Mã cổ đại cho rằng tỏi là cội nguồn của sức mạnh, của ý chí chiến đấu và giúp con người có thể chịu đựng được gian khổ. Khi chưa phát minh kháng sinh thì tỏi là “Pêniciline” để chữa trị vết thương cho binh sĩ trong chiến tranh thế giới thứ 2 ở Liên Xô.
Theo y học cổ truyền thì tỏi có tính ôn, vị đắng, cay. Tỏi vỏ tía làm thuốc tốt, có tác dụng thông trệ khí, ích tỳ vị, chữa ăn khó tiêu, giải độc, sát trùng. Lá tỏi có tác dụng làm tỉnh táo thần khí, chữa ăn ngũ cốc khó tiêu, nhánh cứng của tỏi chữa phù thũng, tiêu phong thấp. Các thầy thuốc cổ đại Trung Hoa đã dùng tỏi để chữa bệnh có hiệu quả.
Trong phạm vi bài báo này xin giới thiệu một số bệnh của trẻ em và phụ nữ đã chữa khỏi bằng tỏi theo kinh nghiệm dân gian.
Bệnh trẻ em
Bong gân chân: Trẻ hay nghịch chạy nhảy, đá bóng, vấp ngã bị bong gân. Dùng tỏi xát vào lòng bàn chân, rồi nhai nuốt 1 nhánh tỏi với nước nguội. Tác dụng tiêu sưng, giảm đau.
Cảm cúm ở trẻ em: Tỏi 6g, bạc hà 6g, lá đại thanh 20g. Các thứ giã nhuyễn cho vào cốc để trẻ hít hơi thuốc này. Ngày làm vài lần. Tác dụng giải cảm.
Trẻ ho lâu ngày, đêm không ngủ được: Tỏi 20g, mật ong 15g. Tỏi bóc vỏ, giã nát, cho vào cốc, đổ nước sôi pha trong khoảng 1 giờ đồng hồ, gạn lấy nước, sau đó cho mật ong vào. Chia 2 lần uống trong ngày. Tác dụng nhuận phế tiêu viêm, dứt ho.
Trẻ bị tiêu chảy: Tỏi 12g, bóc vỏ giã nát nhuyễn cho ít lòng trắng trứng gà vào trộn đều đắp vào huyệt dũng tuyền (1/3 trên lòng bàn chân) rồi băng lại. Tác dụng khai vị tiêu hóa, dừng tiêu chảy.
Trẻ bị kiết lỵ trực tràng: Tỏi bóc vỏ giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt tỏi. Cứ 10ml nước tỏi cho 50g đường trắng. Sau đó đổ thêm nước sôi thành 100ml, để nguội, khuấy đều cho tan đường; trẻ 2 tuổi trở xuống ngày uống 5ml, uống 3 lần; trẻ 2-5 tuổi, mỗi lần uống 8ml, ngày 3 lần; trẻ 5 tuổi trở lên mỗi lần 10ml, ngày uống 3 lần.
Bệnh phụ nữ
Phụ nữ bế kinh: Bế kinh phần lớn do khí trệ huyết ứ. Thiếu nữ quá 18 tuổi mà chưa có kinh hoặc sau khi có kinh vài tháng thì dứt không có kinh nguyệt. Dùng tỏi 6g, hạ khô thảo 30g, vỏ quýt tươi 30g, đường đỏ 20g. Các thứ cho vào ấm sắc, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang trên. Tác dụng hoạt huyết hóa ứ, trừ thấp, điều kinh.
Viêm âm đạo do trùng roi: Tỏi đủ dùng, bóc vỏ, rửa sạch giã nát lấy nước. Dùng miếng vải màn đã khử khuẩn, nhúng vào nước tỏi, rồi nhét sâu vào âm đạo trước khi đi ngủ, để khoảng 15-20 phút thì lấy ra. Làm liên tục 7 ngày. Tác dụng sát khuẩn, chữa ngứa.
Ngứa âm hộ: Do tỳ hư, thấp nhiệt hoặc lây nhiễm ký sinh trùng hoặc huyết hư sinh phong, can thận âm hư gây ra, ngứa trong, ngoài âm hộ, khó chịu, nằm ngồi không yên. Tỏi 20g, phượng nhãn thảo 60g, kim anh tử 30g, nha đảm tử 6 quả. Cho các thứ vào ấm sắc. Rót lấy nước để ấm rửa âm hộ. Mỗi ngày 2 lần. Tác dụng sát khuẩn hết ngứa.
Phù trong thời kỳ thai nghén: Do thận hư không trừ thấp, hành thủy. Dùng tỏi 30g, hành 7 củ, bí xanh 250g, cá quả sống 1 con khoảng 250g. Tất cả làm sạch, thái, rồi cho vào nồi đổ nước nấu chín kỹ ăn. Mỗi ngày ăn 1 thang, ăn liền 7 ngày. Tác dụng lợi thủy, tiêu phù.
Hoặc dùng tỏi 30g, đậu đen 100g, đường đỏ 30g, tỏi bóc vỏ, thái mỏng, đậu đen vo sạch. Trước hết đổ 500ml nước vào nồi, đun sôi rồi cho đậu đen, tỏi, đường vào, đun nhỏ lửa đến khi đậu đen chín nhừ, chia ăn vài lần trong 1 ngày.
Sau đẻ bị lòi rom: Tỏi 1 nắm, bóc vỏ cho vào ấm, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, đem xông và rửa hậu môn.
Sau đẻ bị xích bạch đới: Tỏi 30g, thịt dê 500g, chao đậu 15g. Tất cả cho vào nồi nấu chín, chia ăn 2 lần trong ngày, ăn liên tục 3 tháng. Tác dụng ôn kinh, tán hàn, hóa ứ trệ.
Sau đẻ sa dạ con: Tỏi 30g, bạch tiên bì 20g, xà sàng tử 20g, bèo cái tía 30g. Tất cả cho vào ấm sắc, dùng nước để rửa âm hộ khi còn ấm, ngày 1 lần làm liền 7 ngày. Làm co dạ con.

Lý Sơn đã có thương hiệu tỏi


(ĐCSVN) - Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) đã công nhận việc đăng ký nhãn hiệu hành, tỏi Lý Sơn cho tập thể 50 hộ dân thuộc ba xã An Vĩnh, An Hải và An Bình.
Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) từ lâu được mệnh danh là “vương quốc tỏi”. Toàn đảo có diện tích trồng tỏi chiếm 300ha. Tỏi Lý Sơn là cây trồng truyền thống của đất đảo, có vị thơm dịu và có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt. Tỏi Lý Sơn chẳng những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở địa phương, mà còn được tiêu thụ cả ở Huế, Đà Nẵng và vào tận Cần Thơ. Trung bình mỗi năm, Lý Sơn thu hoạch khoảng 1.500 tấn tỏi khô, riêng năm 2008, sản lượng đạt trên 2.000 tấn, tổng thu khoảng 80 tỉ đồng.
Trước đây, do chưa có thương hiệu chính thức nên tiểu thương một số nơi đã mượn danh tỏi Lý Sơn để sơ chế, đóng gói bày bán ở một số nơi với giá khá cao, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng. Việc đăng ký nhãn sản phẩm là chỉ dẫn tốt nhất cho người tiêu dùng khi chọn mua sản phẩm này. Đây cũng là một yêu cầu bức thiết trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
UBND huyện Lý Sơn sẽ tổ chức lễ công bố thương hiệu “Hành tỏi Lý Sơn” vào ngày 31/3 tới nhằm quảng bá rộng rãi thương hiệu, giúp người dân huyện đảo Lý Sơn có cơ hội tìm đầu ra, tiêu thụ sản phẩm hành, tỏi trong cả nước và vươn ra thị trường thế giới.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2009

Gỏi tỏi Lý Sơn

Ảnh:http://www.clipartguide.com/
Gỏi tỏi Lý Sơn được làm từ thân tỏi đực, trộn chua ngọt với lạc rang. Gỏi ăn kèm nước sốt và bánh tráng.
Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chẳng những có nhiều đặc sản nổi tiếng của biển gọi là hải sâm như đồn đột, áo tơi hay mực, ốc, vẹm... mà còn có một món ăn thật ý vị của đồng quê. Đó là gỏi tỏi.
Khi rnùa xuân về, cánh đồng tỏi Lý Sơn từ mầu xanh mượt mà duyên dáng dần dần ngả sang vàng mơ báo hiệu mùa thu hoạch. Lác đác lẫn trong cái vàng ươm ấy là những cây tỏi to khoẻ và thấp hơn, có mầu xanh đậm tràn đầy sức sống nhưng không tạo củ (gọi là tỏi đực).
Chọn nhổ những cây tỏi ấy về cắt bỏ hết rễ và bỏ bớt phần lá. Cắt thân cây làm hai hoặc ba phần rồi chẻ làm đôi, nếu còn lớn thì chẻ tư. Đem rửa thật sạch. Bỏ vào nồi hấp, hấp vừa chín chứ đừng chín quá. Đem luộc cũng được nhưng ngon không bằng hấp. Phi thơm hành với một ít dầu ăn.
Lấy đậu phộng rang giã nhỏ nêm thêm chút đường, bột ngọt, nước mắm vào tỏi đã hấp… tất cả cho vào âu trộn đều là xong.
Đem bày ra đĩa điểm chút rau thơm. Chưa ăn đã thấy ngon rồi. Nhưng muốn trở thành món độc chiêu của ẩm thực Lý Sơn thì phải có thêm chén nước sốt và xúc với bánh tráng.
Nước sốt cũng chẳng cầu kỳ gì. Dùng nước cốt dừa nấu sôi với chuối và cà chua. Hoà chút bột năng cho nước sánh nhuyễn, thêm chút đậu phộng rang giã nhỏ và nêm gia vị cho vừa ăn. Thế là có chén nước sốt ngon lành.
Gói tỏi được chấm với nước sốt, xúc cùng miếng bánh tráng dày chưa đưa lên miệng đã nghe hương vị thơm nồng (đặt biệt tỏi Lý Sơn có vị thơm và cay hơn tất cả tỏi nơi đâu). Được nhai cái giòn giòn của bánh tráng, sần sật của gỏi tỏi thật là sướng miệng, quyện theo hương vị ngòn ngọt, béo béo của nước xốt, bùi bùi thơm thơm của đậu phộng sao mà ngon thế. Nhấm nháp nghe cay cay, nuốt xuống bụng nghe ấm ấm của vị tỏi thì còn gì khoái bằng.
Gặp tiết trời se lạnh của tháng giêng, món gỏi tỏi càng thêm giá trị. Nếu bị cảm cúm hay đau đầu nhẹ ăn vài lần gỏi tỏi là có thể hết ngay. Món gỏi tỏi chấm nước sốt và xúc với bánh tráng chỉ ăn một lần cũng sẽ nhớ mãi. Người dân Lý Sơn coi đây là hương vị quê nhà.
Theo Kiến thức ngày nay
Tỏi nướng
Ảnh:www.gocbep.com
Tỏi nướng rất thơm và bùi, không có mùi hăng như tỏi tươi. Làm sẵn một lần nhiều, trữ khi cần dùng cho các món sauce, nhân pizza, rau trộn,...
Nguyên liệu:tỏilá thơmmuối, tiêudầu olive
Dụng cụ: vĩ/ tô nướng chịu nhiệt
Cách làm:
1) Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 350°F (180℃)

2) Cắt đuôi củ tỏi để lộ phần thân củ tỏi ra.

3) Rưới dầu olive lên trên tỏi. Bên trên rắc đều muối, tiêu, và lá thơm bẻ vụn.

4) Bao lại bằng một lớp giấy bạc. Cho vào lò nướng khoảng 45 phút, hoặc cho đến khi tỏi mềm.

5) Hong nguội, dùng tay hoặc nĩa tách tỏi ra khỏi vỏ, ép tỏi nhuyễn.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2009

Tác dụng chữa bệnh của tỏi
Sức mạnh của gia vị này đã được biết từ mấy nghìn năm trước. Những người xây Kim tự tháp đã ăn tỏi để lấy sức mạnh. Các chiến binh La Mã ăn tỏi để chữa bệnh cúm. Các vận động viên Olympic Hy Lạp cổ đại cũng dùng nó để cải thiện sức bền. Còn trong Thế chiến 1, nhiều người lính sử dụng tỏi như thuốc kháng sinh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, tỏi giúp phục hồi allicin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol và giảm huyết áp.
Trong vòng 20 năm qua, có hơn 700 nghiên cứu về tác dụng của tỏi. Viện Ung thư (Mỹ) phát hiện thấy tỏi giúp làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu khác kết luận tỏi hạn chế nguy cơ tắc động mạch vành và giảm nồng độ cholesterol có hại. Một công trình của Đại học Ohio (Mỹ) cho thấy, phụ nữ và đàn ông ở độ tuổi 50-80 nếu ăn khoảng 300 mg tỏi mỗi ngày trong 2 năm sẽ giảm 15% nguy cơ tắc động mạch chủ so với những người không ăn. Theo một nghiên cứu khác, tỏi có thể giết hoặc làm chậm sự phát triển của 60 loại nấm và 20 loại vi khuẩn. Nó cũng có ích với phụ nữ mãn kinh vì rất giàu oestrogen thực vật, giúp giảm nguy cơ ung thư và hạn chế những tác động của hội chứng mãn kinh.
Các chuyên gia cho rằng, ở bất kỳ dạng nào, tỏi cũng đều an toàn. Khoảng 1 hoặc 2 nhánh tỏi (hoặc 600-900 mg) mỗi ngày là liều lượng phổ biến và rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thêm tỏi tươi hay tỏi bột vào các món súp, thịt, rau hay salad, thậm chí ăn sống cũng tốt.
Nếu tỏi tươi làm bạn khó chịu, bạn có thể chọn tỏi chín, tỏi bột hay dầu tỏi. Tỏi bột thực tế là tỏi sấy khô nghiền ở nhiệt độ cao, giảm mùi hắc những vẫn duy trì được tác dụng. Nếu bạn khó chịu bởi mùi tỏi, hãy chọn loại già ngày; sử dụng những chất khử mùi như kẹo cao su, hoa quả chua.
Một số bài thuốc từ tỏi
Để trị cảm, viêm họng, sổ mũi, nên dùng cồn tỏi nhỏ mũi hoặc giã tỏi cho ngửi. Cũng có thể giã tỏi, đổ cồn 70 độ, đốt cháy rồi trùm chăn xông cho ra mồ hôi.
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng đầy chướng, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế.
Lưu ý: Tỏi kỵ mật (mật ong, mật mía)
Một số bài thuốc có vị tỏi:
- Trị cảm lạnh, ho gà, hen phế quản: Giã nát tỏi, xoa ngực cho nóng lên. Ngày làm 2-3 lần.
- Ho gà: Tỏi 5 củ, bóc vỏ, giã nát, đổ vào 150 ml nước sôi để nguội, ngâm trong 6 tiếng, chắt lấy nước, cho một ít đường trắng (hoặc đường phèn) uống 2 lần trong ngày.
- Say nắng hôn mê: Giã nát tỏi, vắt lấy nước nhỏ vào mũi, kích thích niêm mạc mũi cho hắt hơi, sẽ tỉnh.
- Tăng huyết áp: Lấy 500 g tỏi, bóc vỏ, cho 50 g muối để muối dưa. Sau 3 ngày đem ra hong khô, cho vào lọ thủy tinh ngâm với giấm ăn, cho tí đường, ngâm 2-3 ngày là dùng được. Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ăn 1-2 tép tỏi và uống một tí nước giấm ngâm tỏi. Ăn 15 ngày, nghỉ 3 ngày lại ăn tiếp. Huyết áp sẽ hạ xuống một cách ổn định. Thuốc này cũng chữa viêm khí quản mạn tính và ho lâu ngày.
- Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Giã tỏi lấy nước cốt trộn với dầu vừng, nửa nọ nửa kia. Rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông tẩm thuốc nhét vào.
- Viêm, đau khớp: Tỏi và lá lốt đun sôi để xông, sau đó ngâm khớp tay chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng mà chườm. Ngày làm 2 lần sáng, tối, sẽ khỏi.
- Lỵ, tiêu chảy: Lấy 5 củ tỏi lớn bóc vỏ, sắc cùng 2 lạng củ cải, lấy nước uống hằng ngày.
- Chảy máu cam: Giã vài tép tỏi đắp gan bàn chân (từ gốc ngón giữa đo xuống bằng 3 đốt ngón tay giữa của bệnh nhân). Nếu chảy lỗ mũi phải, đắp gan bàn chân trái và ngược lại. Nếu chảy máu cả 2 lỗ mũi thì đắp cả 2 gan bàn chân. Hết chảy máu, bỏ tỏi, rửa chân sạch.
- Sưng vú: Dùng 50-100 g tỏi giã nhỏ, trộn với bột mì, đường đỏ, dùng nước ấm trộn đều đắp nơi sưng, chỉ 1 ngày sẽ giảm.
- Giun đũa, giun kim: Giã nhỏ tỏi, trước khi đi ngủ xát vào hậu môn. Hoặc sắc 25 g tỏi với 1 lít nước, đun sôi 10 phút, ngày uống 30 ml. Cũng có thể dùng 2 củ tỏi giã nhỏ, hòa với nước sôi, gạn lấy nước, thụt vào hậu môn ngay lúc giun kim đang chòi ra, rất có hiệu quả.
Có thể trị các chứng đau sưng khớp, các bệnh đái tháo đường, trĩ, béo phì, bệnh ở tim mạch, phế quản, hệ tiêu hóa... bằng cách dùng rượu tỏi. Cách làm: Tỏi khô bóc vỏ 40 g, thái nhỏ, bỏ lọ, đổ vào 100 ml rượu trắng 45 độ. Sau 10 ngày dùng được. Sáng uống 40 giọt trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi đi ngủ (hòa thêm nước nguội mà uống). Ngâm uống liên tục.
Theo Sức khỏe và đời sống

Tác dụng của tỏi đối với sức khỏe


Ảnh: da.gov.ph
Tác dụng với rối loạn tiêu hóa, rối loạn cơ quan:
- Tỏi đặc biệt tốt để phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa. Kích thích tiết dịch vị, tiết mật. Phòng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày ruột.
- Tỏi có tác dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do men hoặc do thần kinh gây khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, bí trung tiện - chống co thắt dạ dày ruột. Có thể giã nát một tép tỏi đắp vào rốn băng kín trong 30 giây đến tối đa 1 phút là khỏi ngay chứng đau bụng trướng, bụng bí trung tiện do thần kinh (phải bỏ ngay bã tỏi đắp ở rốn sau 1 phút để tránh bỏng rộp).
- Tác dụng giải độc kim loại nặng: Tỏi có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm độc các kim loại nặng. Hợp chất sulfur của tỏi là chất giải độc chì mãn tính. Sau khi ăn tỏi, hàm lượng chì trong mô gan và mô cơ giảm hẳn; các triệu chứng nhiễm độc giảm đáng kể. Do đó, có thể phòng chống bệnh nghề nghiệp nhiễm độc chì cho các công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các sản phẩm chì như: công nhân khai thác và chế biến chì, súc rửa bồn xăng có pha chì... bằng cách ăn tỏi hàng ngày. Với các trường hợp nhiễm độc kim loại nặng khác như: thủy ngân, cadmium và các chế phẩm của chúng như: methyl mircury, phenyl mercury; tỏi có tác dụng ngang với cácthuốc giải độc kim loại nặng thường dùng như: BAL (Bristish Anti Lewisite) hoặc DMSA (2,3 dimercapto succinic acid).
- Tác dụng chống nhiễm độc chất phóng xạ: Tỏi làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể.
Có thể bạn chưa biết
Tỏi còn có tác dụng bảo vệ gan: Trong các trường hợp nhiễm độc gan, sau khi uống chất chiết tỏi 6 giờ, lượng lipid peroxides cao và sự tích tụ triglycerides trong gan sẽ hạ xuống.
- Tác dụng giải độc nicotin mãn tính: Tỏi là một loại thuốc giải độc nicotin mãn tính cho người nghiện thuốc lá và công nhân sản xuất thuốc lá rất hữu hiệu; chí ít cũng làm giảm cơn nguy cấp ở tim, động mạch và các rối loạn chức năng ruột của người bệnh.
- Tác dụng chống các bệnh đường hô hấp: Tỏi được dùng làm thuốc trị lao khí quản, hoại thư phổi, ho gà, thuốc long đàm cho người lao phổi, trị viêm phế quản mãn tính, viêm họng...
Tỏi phòng chống ung thư dạ dày và ung thư da
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện ung thư Mỹ hiện đang sản xuất loại thuốc tổng hợp được chiết từ tỏi, có khả năng chống ung thư tốt, mặc dù đã thành khối u vẫn có hiệu lực. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã dựa vào các kết quả điều tra tương quan của Trung Quốc để quyết định đưa vào bào chế loại thuốc mới này. Những kết quả điều tra cho thấy những cư dân có tập quán ăn tỏi thường xuyên thì tỷ lệ ung thư dạ dày thấp. Một bác sĩ thuộc Viện y học Sơn Đông Trung Quốc xác nhận rằng tỷ lệ ung thư dạ dày ở những người thường xuyên ăn tỏi thấp hơn 60% so với những người khác cùng khu vực. Ở trường Đại học tại bang Texas và Los Angeles (Mỹ) đã phát hiện nước tỏi chiết có tác dụng ức chế một số bệnh ung thư ác tính và đề phòng ung thư da.
Tỏi làm suy giảm viêm đau khớp
Qua theo dõi những bệnh nhân viêm khớp được điều trị bằng viên nang điều chế từ tỏi đều cho kết quả tốt, nhờ hoạt tính ở tỏi làm hạn chế việc sinh ra các phần tử tự do gây tổn thương đến tổ chức khớp. Một phụ nữ Mỹ tên Jusshan Bert bị bệnh viêm khớp nặng đã được điều trị bằng nang tỏi nay trở lại bình thường.
Bạn có biết?
Ăn tỏi thường xuyên còn giúp khả năng hồi phục sức khỏe và chống sự già nua. Trong tỏi có chứa vitamin B1 là chất men bổ trợ không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi chất đường. Thiếu vitamin B1 sẽ làm giảm sức đề kháng bệnh tật của cơ thể, sinh ra các bệnh về da.
Tỏi còn tác dụng dưỡng nhan ích thọ, làm chậm sự lão hóa
Các nghiên cứu của Bác sĩ Robertllin đã thừa nhận rằng tỏi có tác dụng dưỡng nhan, ích thọ, làm chậm sự lão hóa. Đó là khả năng bảo vệ hồng cầu không bị oxy hóa và khống chế phần tử tự do sinh ra trong quá trình oxy hóa để các phần tử này không tác động đến quá trình lão hóa.
Vitamin B2 chứa trong tỏi mang các loại acid hoàng tố đơn hạt và hoàng tố nhị hạt là chất men chuyển đổi chất protein cần thiết. Sự chuyển đổi này có ảnh hưởng đến vẻ đẹp của da vì vitamin B2 có tác dụng giữ cho da đẹp. Tỏi còn chứa vitamin E có tác dụng tăng cường sức đàn hồi của huyết quản, chống bệnh hoại huyết, giải độc. Vì vậy, tỏi có thể phòng ngừa da già mốc, da đồi mồi.
Tỏi dùng bên ngoài thúc đẩy tuần hoàn máu, tẩy lớp sừng lão hóa trên da, làm da mềm và đàn hồi, phòng nắng, phòng lắng hắc tố, tẩy vết đốm, làm trắng da, chống bạc tóc, rụng tóc. Tỏi thường được làm thành các mỹ phẩm như cao tỏi và rượu tỏi, có tác dụng bảo vệ da làm mất các vết đốm.
Theo nutifood.com.vn

Tác dụng của tỏi và rượu tỏi


Xin cho biết tác dụng chữa bệnh của tỏi và cách ngâm rượu tỏi? Phan Văn Hưng, Mỹ An, Tháp Mười, Đồng Tháp
Theo BS Vũ Định thì Y học cổ truyền ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhân dân đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh có kết quả tốt. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, tác động vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm...
Người ta có thể dùng tỏi bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đặc biệt ở Ai Cập thì hầu như nhà nào cũng dùng rượu tỏi. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà y học đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập vào các vùng có khí hậu khắc nghiệt để khảo sát, thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một hũ rượu ngâm tỏi để uống.
Từ nhiều thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này. Tiếp đó, qua nhiều nghiên cứu phân tích, người ta thấy rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh: xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp), hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản), tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch), tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng). Năm 1983, các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là bệnh trĩ và tiểu đường. Họ nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ.
Cách bào chế rượu tỏi: Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.
Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.
Ở nước ta, đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần) nhưng không thấy phản ứng phụ. Những năm gần đây, các nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Tác dụng kháng virus cũng đã được nói đến.
Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa được ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận; song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.
Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh, với cách dùng an toàn có thể dùng hằng ngày một cách lâu dài.

Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Rượu tỏi phòng và chữa bệnh
Picture:2.bp.blogspot.com/.../s400/garlic+chives2.JPG
Ai Cập tuy là một nước nghèo, khí hậu khắc nghiệt nhưng người dân lại khỏe mạnh và sống lâu. Tổ chức Y tế Thế giới đã điều tra và phát hiện, mỗi gia đình ở Ai Cập đều có một hũ rượu ngâm tỏi và đây có thể là lời giải thích cho hiện tượng trên. Y học cổ truyền nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh có kết quả tốt. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm... Người ta có thể dùng tỏi bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đặc biệt ở Ai Cập thì hầu như nhà nào cũng dùng rượu tỏi. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà y học đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập vào các vùng có khí hậu khắc nghiệt để khảo sát, thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một hũ rượu ngâm tỏi để uống. Từ nhiều thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này. Tiếp đó, qua nhiều nghiên cứu phân tích, người ta thấy rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh: xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp), hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản), tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch), tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng). Năm 1983, các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là bệnh trĩ và tiểu đường. Họ nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ. Cách bào chế rượu tỏi: Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được. Ở nước ta, đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần) nhưng không thấy phản ứng phụ. Những năm gần đây, các nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Tác dụng kháng virus cũng đã được nói đến. Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa được ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận; song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp. Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh, với cách dùng an toàn có thể dùng hằng ngày một cách lâu dài. Source: http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/09/3B9E26F3/
Tỏi - Gia vị phòng chống ung thư
Tỏi được trồng rất phổ biến, là một gia vị không thể thiếu trong những bữa ăn và là vị thuốc có giá trị chữa bệnh cao. Người ta đặt cho tỏi những biệt hiệu: thần dược, thuốc bách bệnh…Giá trị làm thuốc của tỏiTỏi được dùng làm thuốc từ lâu đời. Dược liệu có vị cay, hôi, tính ẩm, có tác dụng sát khuẩn, giải độc, tiêu đờm, trừ giun. Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin C6H10OS2, một hợp chất sunfua có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh đối với Staphyllococcus, thương hàn, phó thương hàn, ly, vi khuẩn tả, trực khuẩn sinh bệnh, bạch cầu, vi khuẩn thối. Trong củ tỏi có chứa 0,1-0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alixin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alixin ngay, mà có chất alilin (một loại acid amin) – chất này chịu tác động của enzyme alinaza (cũng có trong củ tỏi) và khi giã dập mới cho alixin. Ngoài ra củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất… đặc biệt selen. Những năm gần đây, tỏi lại được các nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu, phát hiện thêm những đặc tính kỳ diệu khác như: khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức khoẻ, làm tăng huyết áp, có tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu, làm chậm quá trình lão hoá tế bào, chống sự già nua, làm giảm sung huyết và tiêu viêm, phục hồi nhanh thể lực… Đặc biệt tỏi còn có khả năng phòng chống ung thư.Một số nghiên cứu về tác dụng phòng chống ung thư từ củ tỏi.Ở Trung Quốc, qua công trình nghiên cứu bệnh ung thư thanh quản ở Thượng Hải, các nhà nghiên cứu cho biết ung thư hầu như không xuất hiện ở những người dùng nhiều tỏi và cam quýt trong bữa ăn hằng ngày.Theo các nhà khoa học, ăn tỏi thường xuyên thì tỷ lệ ung thư dạ dày thấp (0,03% so với 0,4% ở những người rất ít ăn tỏi). Các bác sĩ cũng xác nhận tỷ lệ ung thư dạ dày ở những người thường xuyên ăn tỏi thấp hơn 60% so với các những người khác cùng khu vực nhưng không dùng tỏi. Những nghiên cứu ở Italy và Hà Lan cho thấy tỉ lệ ung thư dạ dày giảm ở những người thường xuyên dùng tỏi trong bữa ăn. Tiến sĩ Michael Warrgovich ở Đại học South California phát hiện ra tỏi còn hoạt động như một chất chống ung thư cả trong phòng bệnh và chữa bệnh. Những nghiên cứu của ông cho thấy mối liên quan giữa việc dùng tỏi với lượng chất nitơ giảm ở người và lượng tử vong vì ung thư dạ dày cũng ít đi. M.Warrgovich giải thích: Trong tỏi có một hợp chất gọi là diallyl disulfide có thể làm tiêu các khối u đi một nửa. Ngoài ra hợp chất S.Allyleystein cũng có thể ngăn chặn các chất gây ung thư xâm nhập tế bào tuyến vú.Các nhà nghiên cứu cho rằng mọi khối ung thư đều trải qua ba giai đoạn phát triển và ở giai đoạn nào chúng cũng bị tỏi chống phá. Các chất chống ôxy hoá trong tỏi có khả năng tấn công khối u trước khi nó có thể nhen nhóm. Ở giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát bệnh, tỏi sẽ có tác dụng ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển, tiêu diệt sự phát triển của những mạch máu mới nuôi dưỡng khối u.Các nhà khoa học Pháp thuộc Trung tâm nghiên cứ Nông học quốc gia (INRA) còn đưa ra ý kiến: Trong thành phần của tỏi chứa một số hợp chất có khả năng ức chế hoạt động của các chất gây ung thư. Tuy nhiên, chúng không tác dụng trực tiếp mà kích thích các enzym của cơ thể có khả năng ngăn chặn quá trình tạo thành các chất gây ung thư.Một số tác dụng khác của tỏi
Mỗi ngày ăn hai nhánh tỏi sẽ có công hiệu ngang với uống thuốc làm giảm cholesterolGiảm cholesterol để phòng bệnh tim mạch: Nhiều nghiên cứu thấy rằng dùng nước chiết từ tỏi để lâu ngày làm giảm 30% lượng cholesterol nên giúp phòng ngừa xơ cứng động mạch.Theo báo “Ăn uống và dinh dưỡng” của Trường đại học Taffsi (Mỹ), mỗi ngày ăn hai nhánh tỏi sẽ có công hiệu ngang với uống thuốc làm giảm cholesterol. Còn các nhân viên nghiên cứu thuộc trường Đại học Pennylvania đã phát hiện tác dụng làm giảm cholesterol và làm hạ thấp khả năng bám của mỡ trong máu.Tỏi đề phòng tắc nghẽn mạch máuTrong nghiên cứu, người ta đã thấy nước tỏi có tác dụng phòng tắc nghẽn mạch máu nhờ khả năng phân giải và hoà tan một loại protein dễ gây tắc. Nhiều chứng minh qua nghiên cứu đã thấy thuốc hỗn hợp có tỏi có tác dụng như aspirin. Vì vậy, các chuyên gia y tế đã khuyên người bệnh tăng mỡ máu cần ăn từ 3 – 4 nhánh tỏi mỗi ngày.Tỏi làm giảm viêm đau khớpQua theo dõi những bệnh nhân viêm khớp được điều trị bằng viên nang điều chế từ tỏi đều cho kết quả tốt, nhờ hoạt tính ở tỏi làm hạn chế việc sinh ra các phần tử tự do gây tổn thương đến tổ chức khớp.Tỏi còn tác dụng dưỡng nhan ích thọ, làm chậm sự lão hoáCác nghiên cứu của bác sĩ Robertllin đã thừa nhận rằng tỏi có tác dụng dưỡng nhanh ích thọ, làm chậm sự lão hoá. Đó là khả năng bảo vệ hồng cầu không bị ôxy hoá và khống chế phần tử tự do sinh ra trong quá trình ôxy hoá để các phần tử này không tác động đến quá trình lão hoá.Ăn tỏi thường xuyên còn giúp khả năng hồi phục sức khoẻ và chống sự già nuaMột số cách sử dụng trong dân gian:- Tỏi (100g) thái nhỏ, sắc với 300 ml nước, lấy 1/3 uống chữa tiêu chảy.- Tỏi (6 – 7 củ) nửa để sống, nửa nướng chín, ăn cho hết chữa sốt rét do khí độc rừng núi.- Tỏi giã nát trộn với dầu vừng bôi chữa đau sưng, mụn lở.Nước tỏi 5% dùng nhỏ mũi để phòng chống cúm: thụt hậu môn hằng ngày vừa trị giun kim, vừa chữa kiết lỵ, viêm đại tràng.Một số tài liệu khuyên mọi người nên sử dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày với mức độ vừa phải nhằm phòng bệnh là chính, tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên có lợi cho sức khoẻ. Hoặc cũng có thể pha rượu tỏi theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới như sau: dùng 40g tỏi khô (đã bóc vỏ) thái nhỏ, ngâm với 100 ml rượu trắng 45 độ, để sau 10 ngày thì dùng, mỗi ngày uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) ngâm liền tiếp từng mẻ nhỏ như vậy để sử dụng thường xuyên.
TỎI - GIAN NAN ĐI TÌM NGUỒN CÁT
Để có 4-500 tấn tỏi mỗi năm, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) phải mất 70.000 mét khối cát dùng làm "nền" khi gieo trồng. Tình trạng khai thác cát để trồng tỏi khiến cho Lý Sơn hàng năm phải mất từ 5-7 ha do nạn xâm thực của thuỷ triều. Đề tài nghiên cứu khoa học "Giải pháp kỹ thuật canh tác hành, tỏi trong điều kiện thổ nhưỡng ở Lý Sơn" của Sở Khoa học& Công nghệ Quảng Ngãi liệu có mở ra lối thoát cho hòn đảo này?
Khi cây tỏi được "bón" bằng... cát
Trong số gần hai vạn dân trên đảo Lý Sơn thì có đến 2/3 là sống bằng nghề trồng tỏi. Tỏi được xem là cây chủ lực, nguồn thu nhập chính của nông dân. Điều làm nên sự khác biệt của tỏi Lý Sơn là củ của nó không quá to, không quá cay, lại có mùi thơm đặc biệt. Mùi thơm nồng ấy là do người dân đã dùng cát biển để "lót" khi gieo trồng. Có lẽ các thành phần hóa học trong cát biển đã làm cho tỏi Lý Sơn có mùi vị riêng chăng? Trước khi trồng tỏi, họ phải đến các bãi cát (hiện nay phải đi mua cát) để lấy mang về "lót" một lớp mỏng làm nền. Xong một, hai vụ, lớp cát này hết chất dinh dưỡng, họ lại cào bỏ đi và rải một lớp cát khác. Ơ phía bắc và phía đông xã An Hải, tình trạng khai thác cát để trồng tỏi liên tục như thế đã biến vùng đất này thành những hầm hố sâu hoắm, làm "mồi ngon" cho triều cường. Biển cứ lấn dần theo vết chân của những người khai thác cát. Thống kê mới đây cho biết, Lý Sơn đã mất 43ha đất do nạn xâm thực của triều cường mà việc khai thác cát là thủ phạm chính. Quỹ đất vốn đã ít ỏi, giờ bị biển lấy đi khá nhiều, buộc các nhà quản lý phải tìm cách.
Và không "bón" cát
Nguồn cát gần như cạn kiệt nên thay thế cát bằng một chất liệu khác là điều luôn canh cánh bên lòng những người trồng tỏi. Sau nhiều lần khảo sát và nghiên cứu, năm 2000, Sở Khoa học & Công nghệ Quảng Ngãi triển khai đề tài: "Giải pháp kỹ thuật canh tác hành, tỏi trong điều kiện thổ nhưỡng ở Lý Sơn". Theo đó, thay vì dùng đất và cát để làm "nền" khi trồng, người nông dân phải bón nhiều phân hữu cơ nhằm tăng độ xốp, nâng cao tỷ lệ hạt kết bền trong nước; đưa độ pH đất xuống mức thích hợp cho tỏi bằng cách sử dụng các loại phân chua sinh lý; đưa nhiều gốc sunphat vào đất; bón nhiều kali, lân để tăng nhanh quá trình hình thành củ tỏi. Cạnh đó, người trồng tỏi còn phải dùng một lớp thực vật phủ trên nền đất với độ dày 1,5cm nhằm hạn chế cỏ dại và giữ độ ẩm cho đất. Ba năm qua, những người thực hiện đề tài này luôn phải điều chỉnh các thành phần sinh-hóa học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Qua các năm cho thấy, việc trồng tỏi không dùng cát theo truyền thống đã mang lại kết quả bước đầu. Riêng vụ tỏi năm nay, năng suất đạt 90 tạ/ha (trồng theo lối truyền thống chỉ đạt 60 tạ/ha). Tuy nhiên, tất cả những số liệu trên vẫn chưa làm cho người trồng tỏi yên tâm với phương thức canh tác mới này. Thứ nhất, đây chỉ dừng lại ở "mô hình", trên diện tích vài trăm mét vuông. Năm nay năng suất tỏi đạt rất cao trong tình hình chung của đảo chứ chưa phải hoàn toàn do "đề tài" mang lại, mà đây lại là năm cuối cùng của đề tài này nên cũng khó mà triển khai thêm một vụ nữa! Cản ngại lớn nhất là, để thay lớp cát cần phải sử dụng một lượng phân chuồng và rác rất lớn. Mà phân chuồng và rác trên đảo thì quý như...vàng, vì người dân không có điều kiện chăn nuôi như trong đất liền nên không có phân chuồng; cả hòn đảo không một bóng cây, lấy đâu ra rác? Nếu mang phân chuồng và rác ra đảo thì giá thành sẽ đội lên. Đây là năm được mùa tỏi lớn nhất trong vòng 10 năm qua ở Lý Sơn, song giá tỏi lại đang chập chờn, có nguy cơ tụt xuống còn 5.000đ/kg như những năm trước nên việc "hạ giá thành" cho đầu vào cây tỏi là điều mà đề tài trên cần phải hướng đến. Thay cát bằng chất liệu khác là điều nên làm nhưng hiệu quả vẫn là điều mà người nông dân Lý Sơn đang mong, dù họ biết rằng cứ tiếp tục dùng cát để "lót" như lâu nay thì chỉ cần 15 năm nữa là hết cát, cây tỏi cũng khai tử luôn trên hòn đảo này.
Trần Đăng
Củ tỏi - Gia vị hạ cholesterol
Hàng nghìn năm nay, tỏi được xem là một thứ gia vị không thể thiếu được trong bữa ăn của nhiều dân tộc trên thế giới. Ngày nay, vai trò của nó trong cuộc sống đối với con người sẽ được nâng cao gấp nhiều lần. Bởi vì tỏi là dược liệu quý giá có khả năng hạ thấp nồng độ cholesterol trong máu xuống và vì thế nó là “vệ sĩ” vô giá để bảo vệ hệ thống tim mạch. Tập hợp 13 công trình nghiên cứu về tác dụng y - dược của tỏi từ những năm 60 tới nay, các nhà khoa học của Anh thuộc Trường ĐHTH Exeter đã cho biết: Tỏi chứa một hợp chất sinh học - allicine - có khả năng tuyệt vời để bảo vệ tim mạch, do nó có thể “hoá giải” được một hàm lượng lớn cholesterol “dư thừa” trong cơ thể người và vì thế không làm cho huyết áp gia tăng. Qua phân tích cho thấy nhiều thành phần hữu cơ chứa trong củ tỏi hoạt động như là những chất hoạt huyết - chống đông đặc máu và tăng khả năng linh động của các tế bào hồng, bạch... cầu. Một số nghiên cứu cho rằng tỏi có thể giảm lượng cholesterol trong máu xuống 12%. Trong khi đó, một số công bố khác cho rằng tỏi chỉ có khả năng tối đa hạ cholesterol xuống dưới 9%. Tuy vậy, bất luận các chỉ số trên nằm ở ngưỡng nào thì tỏi vẫn là cây thuốc vô cùng quý giá. Bởi nếu chỉ hạ nồng độ cholesterol xuống 5% thì đã loại trừ khả năng mang bệnh tim trên 20%. Ngoài chức năng làm chất xúc tác - hoạt huyết - tỏi còn là một kháng sinh tự nhiên mà cả khoa học cổ truyền lẫn hiện đại không thể phủ nhận. Lượng tỏi lưu thông trên thị trường quốc tế vào những năm 90 dao động ở kim ngạch từ 174 tới 223 triệu USD. Hiện tại, một số hãng dược phẩm đang có dự án bào chế tỏi thành viên thuốc nén với mục đích chữa bệnh hạ cholesterol mà không gây ra các hiệu ứng có hại như thuốc chuyên dụng Statin. Tuy vậy, loại tân dược dạng con nhộng này sẽ không mang mùi vị của thiên nhiên và nó làm giảm khả năng chữa bệnh “đa dạng” của tỏi. Cho nên các nhà y - dinh dưỡng khuyên rằng nên sử dụng tỏi như là thức ăn - thuốc uống trong các bữa ăn thường nhật là tốt nhất.
Theo Báo Lao Động

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2009

Do you Know the Health Benefits of Garlic?



















General Description
Garlic belongs to the same family as the onion. Both these herbs have been given special importance in Ayurveda due to their immense curative properties. The first recorded incidence of garlic as a medicinal herb dates as back as 4500 B.C. when the pyramid builders in Egypt were made to eat garlic cloves everyday for building their health. It has also been recommended by Hippocrates, who is regarded as the Father of Medicine.
Garlic is a biennial herb, but it is generally cultivated as an annual herb for convenience. Morphologically, it is a short herb with fibrous roots, a condensed stem and flattened leaves. The separate cloves of the garlic are enclosed together to form a single bulb. There could be anywhere between six and thirty-five cloves in one bulb of garlic.
It is called as lahsuna in the Indian language and its binomial name is Allium sativum. It contains all the vitamins necessary in the human diet, such as thiamin, riboflavin, niacin (B complex vitamins) and ascorbic acid (vitamin C). Garlic contains minerals such as calcium, phosphorus and iron. It also contains iodine, sulfur and chlorine in trace amounts. Besides all these, garlic contains allicin, allisatin I and allisatin II, all of which have been identified to be agents helpful in bringing down high blood pressure.
Properties
Garlic is known for the following curative properties:-
(i) Garlic contains antiseptic properties. Hence it is used in preventing infections.
(ii) Garlic is hypotensive, i.e. it has capacity to bring down blood pressure.
(iii) Garlic is a stimulant for appetite.
(iv) Due to its rich vitamin and mineral content, garlic is very good for the hair.
(v) Garlic increases the inner body strength and vitality.
(vi) Garlic can reduce cholesterol accumulated in the arteries. That explains its widespread use in the treatment of heart problems.
(vii) The strong juices of the garlic dissolve the mucus content in the respiratory tract.
(viii) Garlic increases perspiration, which helps in the removal of the toxins from the sweat pores.
(ix) Garlic is anti-inflammatory and antispasmodic in nature.
(x) Garlic has notable aphrodisiacal properties. It is used in the treatment of many sexual problems.
Uses
Garlic is almost worshipped in Ayurvedic medicine since it is a single treatment for a wide variety of diseases. The following are the diseases in which garlic proves to be very beneficial.
(i) Acne
Garlic is used in the treatment of acne. If the pimples are rubbed with a cut clove of garlic several times a day, then they will disappear without leaving a scar behind. Garlic must also be included in the diet since it is a blood-purifier and can treat acne from within.
(ii) Asthma
Garlic is a sure remedy for asthma patients. Each night before retiring to bed, asthmatic patients must drink a glassful of milk in which three cloves of garlic have been boiled. Another remedy is very popular in making asthmatic attacks less severe. It is as follows: Peel a clove of garlic, crush it and boil it in 120 milliliters of pure malt vinegar. Cool it, then strain it and add an equal quantity of honey in it. Preserve this syrup in a clean bottle. Take one or two teaspoons of this syrup with a decoction of fenugreek twice each day, after darkness sets in.
(iii) Digestive Problems
Garlic is unanimously considered by all Ayurvedic doctors to be the best herb in the treatment of digestive problems. Daily consumption of garlic in the food helps in the proper movement of the intestines, which helps in digestion. Due to its antiseptic properties, garlic is also good remedy for preventing the inflammations of the gastric canal. Garlic aids in the treatment of colitis, dysentery and diarrhea.
(iv) Heart Problems
Garlic has only recently been proven in the west to be a suitable remedy for heart ailments. It can disintegrate the cholesterol that collects in the arteries, and hence treat the problem of atherosclerosis. It is clinically proven that the chances of a heart attack are significantly lowered if a person who has suffered a minor heart attack begins taking three cloves of garlic on a daily basis.
(v) High Blood Pressure
Due to the rich chemicals present in it, garlic is taken as an effective treatment for high blood pressure. Garlic reduces the spasms of the arteries and reduces the pressure. In addition, it also modifies the heart rhythm and dizziness, shortness of breath and flatulence.
(vi) Parasites
Garlic is an excellent worm expeller. It is also used in treating bacterial infections in the alimentary canal. The best thing about using garlic as a remedy for bacterial parasites is that it kills the harmful bacteria without harming the useful ones.
(vii) Pneumonia
A decoction of garlic is boiled in milk. This is prepared by mixing one gram of garlic in 250 milliliters of milk and one liter of water. All this is boiled till it reduces to one-fourth of the amount. This is to be taken thrice a day. This is a wonderful remedy for pneumonia.
(viii) Ringworm
Garlic is rubbed over ringworm. This burns out the infection and the skin falls off, leaving healed skin behind.
(ix) Rheumatism
Garlic is used in rheumatism treatment due to its anti-inflammatory properties. In addition to rheumatism, garlic is also used for the treatment of lumbago and arthritis.
(x) Sexual Problems
Garlic has aphrodisiac properties. It is used to enhance libido in men and women. It is used as a sex rejuvenator, i.e. it can improve sexual activity that has been damaged due to accident or disease. It is important for people who overindulge in sex to protect them from nervous exhaustion.
(xi) Tuberculosis
Garlic is used for tuberculosis in the form of a decoction boiled in milk.
(xii) Whooping Cough
In cases of whooping cough, syrup of garlic is given in doses of five drops sweetened with some sugar. This is given thrice a day, and the dosage must be increased if the problem becomes more violent.
(xiii) Wounds
Due to its antiseptic properties, garlic can be effectively used in the treatment of wounds and ulcers. A good antiseptic lotion can be prepared for washing wounds by dissolving one part of garlic juice in three parts of distilled water. When the wound is washed with this lotion, there is marked improvement in a very short time. This also relieves the pain that is associated with wounds due to damage to the nerves.
Special Ayurvedic Preparations
Mostly garlic is eaten raw, and is prescribed to be an integral part of the diet.
Precautions
Garlic is a component of the main Indian diet, and there are no problems associated with its intake. Up to six cloves of garlic can be taken per day without any side-effects. The only problem with garlic is that it gives a bad taste in the mouth and pungent breath due to its sulfur content.



Tỏi- Phòng bệnh hơn chữa bệnh
(Dân trí) - Mới đây các nhà nghiên cứu cho biết tỏi và kali giúp những người bị huyết áp cao điều trị bệnh hiệu quả.Bạn bị huyết áp cao? Đừng vội nghĩ tới việc dùng thuốc tân dược ngay, hãy chú ý tới thức ăn hàng ngày của bạn. Hai nghiên cứu mới đây của Úc và Mỹ cho biết tỏi và kali cũng hữu hiệu như các loại thuốc tân dược khác trong việc làm giảm áp lức mạch máu.Để có được kết quả trên, nhóm nghiên cứu người Úc đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 11 năm tác dụng của tỏi đối với. Họ tiến hành so sánh hiệu quả của tỏi và những thực phẩm khác đối với những người bị huyết áp cao. Nhóm ăn tỏi được đề nghị ăn từ 600 - 900mg tỏi mỗi ngày tương ứng với 3,6 - 5,4mg chất allixin có trong tỏi. Nói cách khác 1 giọt nước tỏi chứa từ 5 - 9mg chất này.Kết quả cho thấy hệ mạch của những người ăn tỏi đã giảm được áp lực máu. Tác dụng của tỏi được ghi nhận không kém gì những loại thuốc tân dược đang được dùng điều trị căn bệnh này.Nhóm nghiên cứu người Mỹ đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của kali với căn bệnh này. Họ khẳng định chất khoáng này không thể thiếu đối với sức khoẻ tim mạch. Sau khi tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm về tác dụng của chất này với bệnh cao huyết áp, họ đi đến kết luận tăng cường ăn những chất chứa kali hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân huyết áp cao giảm tới 10% áp lực đối với mạch máu. Tác giả nghiên cứu cũng nhấn mạnh chất này có rất nhiều trong hoa quả và rau xanh. Ngoài ra bệnh nhân huyết áp cao cũng cần giảm lượng muối trong bữa ăn.
Dung Nhi
Theo Santé

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2009

Garlic of Lyson: Ly Son garlic on the way to get it brand name


Ly Son district is well-known for garlic farming in Quang Ngai province. Its product has been widely used but still lacking a brand name which seems to be the first priority by now.
Ly Son garlic is a local specialty which is more preferable to other varieties as it is medium in size, white, tasty, and often used as a remedy. It is carried to Hue, Da Nang, Can Tho, v.v. However, lacking of a brand name makes it sometimes mistaken for some other varieties. Its prices come between VND 100000 – 120000 per kg in Ho Chi Minh city, VND 60000 – 70000 per kg in other districts of Quang Ngai, and, but only between VND 40000 – 45000 per kg in its homeland.Ly Son district has 297ha under garlic farming with annual output of about 1700 MT. it takes from 5 – 6 months each crop and the harvested garlic must be trimmed up and exposed to the sun from 15 – 20 days before putting in use. Every 500m2 costs an expenditure of from VND 5 – 6 million.In 2006, relevant authorities took necessary steps to get it a brand name and it is expected that Ly Son garlic will soon be known abroad.
source:www.rauhoaquavietnam.vn

A DESTINATION A DAY: LY SON ISLAND

Photo:mangdulich.com
Ly Son Island, formerly known as Re Island (Cu lao Re), is some 18 nautical miles east offshore Quang Ngai mainland, composed of Big Island and Small Island with total area of over 10 km2, devided into 03 comunes of An Vinh, An Binh and An Hai.

For hundreds of years, Ly Son island has been called by many as a “fairy island,” thus a destination for either businesspeople or trevellers.

There are on the island well-known beauty spots such as Hang Cau (An Hai), Hang Co (An Hai), Hang To (An Vinh), Hang Ke Cuop (An Binh). There are also some others: Gieng Tien Mount, Thoi Loi Mount, Ban Than and Mu Cu isles. But the most noticeable are Hang Pagoda and An Hai Temple.

Hang Pagoda, founded about 400 years ago using a natural cave, is a combination of natural feature and human labour, thus of great value in different ways: a striking evidence of the making and development of the island by Dai Viet residents. Apart from that, endowned with magnificient and poetic scenary Hang Pagoda is naturally chosen by tourists as an ideal destination for relaxation.

The An Hai Village Temple in Dong Hamlet, An Hai Commune, Ly Son Island District was built in the first year of King Minh Mang (1820) in an architectural style of Nguyen Dynasty which was reflected in uniquely carved altars or on the surface of rafters, supports and doors.

The temple is characterized by a worshiping combination that turns out to be the incorporation of broken pieces of Cham culture into Viet culture to make the identity of village temples on Ly Son Island: it is, on the one hand, well related to the worshiping shrine for the Vietnamese celebrities in those of An Vinh Family, Bui Ta Han Temple, Thanh Hoang Temple, Thuy Long Temple and Nghia Tu Pagoda, and is also a shrine to worship Thien Y A Na (Po Inu Nagar), Lord Ngung Man Nuong and his predecessors as well as descendants of the Cham culture on the other.
Not much torn by wars, Ly Son has well stored hundreds of cultural and historical relics and diversified architecture which are densely ditributed on a narrow area. Perhaps, no other places on the mainland possess as many temples, tombs and pagodas as Ly Son does, especially those relics in connection with Hoang Sa Team set up in the reign of Nguyen Lords and Nguyen Dynasty later.

There are also traces of Sa Huynh Culture (via excavations in Xom Oc, Suoi Chinh) and Cham Culture. In addition, there exist on the island the traditional boat-racing festival held yearly on 4 – 7 January of Lunar Calendar and other popular yearly events such as Khao Le The Linh Hoang Sa, An Hai Festival, Whale Worship Festival, Doi Bong Festival and others.

In addition to the sight-seeing of the majestic natural scenery of an offshore isle ones can enjoy, apart from further understanding and discovering tourists may have about the cutural and historical values inherent on the island few other places may have, visitors to the island can also see with their eyes the uniqueness of a Garlic Kingdom. It is said, garlic grown by the islanders is second to none in terms of enhancement of health. Hence, Ly Son garlic is often chosen by its visitors as gifts to their loved ones and friends. N.M.T
source:quangngai.gov.vn

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2009

























Ảnh: Minh Thu
Những công dụng kỳ diệu của củ tỏi LÝ SƠN
Tác dụng phòng chống ung thư:Tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư dạ dày, ung thư cột sống ung thư phổi, ung thư vú và màng trong tử cung, ung thư kết tràng, ung thư thanh quản, v.v. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm (ăn tỏi thường xuyên hàng ngày từ 5 đến 20 gam tỏi tươi tủy bệnh) đồng thời người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiêng kỵ như từ bỏ thuốc lá; bia rượu; thức ăn nướng - quay - chiên rán. Hạn chế ăn chất béo động vật, cùi dừa, dầu cọ, muối, các loại thịt có màu đỏ (bò, dê lợn v.v).Tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch- Tỏi làm giảm triglycerid và cholesterol trong máu tương tự clofibrat.- Tỏi làm tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi.- Tỏi có thể làm hạ huyết áp tâm thu từ 20 -30mmHg và hạ huyết áp tâm trương từ 10 - 20mmHg.- Tỏi chống sinh huyết khối tương đương với aspirin nhưng không có tác dụng phụ có hại như aspirin.Do đó dùng tỏi tươi hoặc chế phẩm tỏi thường xuyên hàng ngày sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp; bảo vệ tim mạch chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não; đồng thời người bệnh phải thực hiện tốt các điều kiêng kỵ như với bệnh ung thư nói trên.Tác dụng giảm đường huyết(không độc hại và chống chỉ định như các thuốc chữa tiểu đường Tây y).- Tỏi có tác dụng gia tăng sự phóng thích Insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan - giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu (tác dụng tương đương với Tolbutamid, một loại sunfamid chữa tiểu đường type II). Do đó dùng tỏi thường xuyên hàng ngày có thể chữa bệnh tiểu đường type II cho người mắc bệnh từ 3 - 10 năm; đồng thời người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều cấm kỵ với người bệnh tiểu đường (từ bỏ các chất ngọt có chứa đường; thuốc lá; bia rượu; thức ăn chiên rán, quay, nướng; chất béo động vật, cùi dừa, dầu cọ. Hạn chế ăn muối, thịt có màu đỏ, ngũ cốc v.v.).Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch:Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ miễn dịch; tăng hoạt tính các thực bào lymphô cyte nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo vệ màng tế bào chống tổn thương nhiễm sắc thể ADN; kháng virus; phòng chống nhiễm trùng.Tác dụng kháng sinh- Kháng khuẩn: Các chất Azôene, dianllil disulfide, diallil -trisulfide và các hoạt chất chứa lưu huỳnh khác (được tạo ra khi tỏi tươi giã nát) có khả năng ức chế 70 loại vi khuẩn gram (-) và gram (+) kể cả vi khuẩn bệnh hủi, bệnh lao. Thậm chí nó còn kháng được cả những vi khuẩn đã lờn thuốc kháng sinh thường dùng -khi phối hợp với cloramphenicol hoặc streftomicin, tỏi làm tăng hiệu lực kháng sinh của chúng.- Kháng virus: Tỏi có thể ngăn ngừa được một số bệnh gây ra do virus như cúm, cảm lạnh, kể cả virus gây lở mồm long móng bò, ngựa, trâu (mấy năm gần đây Anh quốc và nhiều nước châu Âu đã khốn khổ vì bệnh này).- Diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật: Nước ép tỏi có tác dụng chữa bệnh đường ruột do nguyên sinh lamblia intestinalis gây ra. Với lỵ amid do antamocba histolytica gây ra cũng bị diệt ngay ở dịch ép tỏi nồng độ thấp.- Tỏi có tác dụng diệt giun sán như giun đũa, giun kim, giun móc và trứng của chúng. Cần chú ý: quá liều có thể bị tiêu chảy và viêm ruột (dung dịch uống và thụt).- Xua đuổi và diệt côn trùng: Nhiều loại côn trùng như dán, muỗi (aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, culex truyền bệnh viêm não Nhật Bản) rất sợ mùi tỏi. Tỏi còn giết chết được các ấu trùng muỗi (loăng quăng) với liều lượng rất thấp 25ppm cho các chất chiết hoặc 2ppm cho dầu tỏi. Vì vậy nếu bạn để củ tỏi tươi trong tủ đựng thức ăn thì sẽ không có dán chui vào.Tác dụng với rối loạn tiêu hoá, rối loạn cơ quan:- Tỏi đặc biệt tốt để phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa. Kích thích tiết dịch vị, tiết mật. Phòng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày ruột.- Tỏi có tác dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do men hoặc do thần kinh gây khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, bí trung tiện - chống co thắt dạ dày ruột. Có thể giã nát một tép tỏi đắp vào rốn băng kín trong 30 giây đến tối đa 1 phút là khỏi ngay chứng đau bụng trướng, bụng bí trung tiện do thần kinh (phải bỏ ngay bã tỏi đắp ở rốn sau 1 phút để tránh bỏng rộp).- Tác dụng giải độc kim loại nặng: Tỏi có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm độc các kim loại nặng. Hợp chất sulfur của tỏi là chất giải độc chì mãn tính. Sau khi ăn tỏi hàm lượng chì trong mô gan và mô cơ giảm hẳn; các triệu chứng nhiễm độc giảm đáng kể. Do đó có thể phòng chống bệnh nghề nghiệp nhiễm độc chì cho các công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các sản phẩm chì như công nhân khai thác và chế biến chì, sản xuất accu chì, súc rửa bồn xăng có pha chì, bằng cách ăn tỏi hàng ngày. Với các trường hợp nhiễm độc kim loại nặng khác như thủy ngân, cadmium và các chế phẩm của chúng như methyl mircury, phenyl mercury. Tỏi có tác dụng ngang với các thuốc giải độc kim loại nặng thường dùng như BAL (Bristish Anti Lewisite) hoặc DMSA (2,3 dimercapto succinic acid).- Tác dụng chống nhiễm độc chất phóng xạ: Tỏi làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể.- Tác dụng giải độc nicotin mạn tính: Tỏi là một loại thuốc giải độc nicotin mạn tính cho người nghiện thuốc lá và công nhân sản xuất thuốc lá rất hữu hiệu; chí ít cũng làm giảm cơn nguy cấp ở tim, động mạch và các rối loạn chức năng ruột của người bệnh.Tác dụng bảo vệ gan: Trong các trường hợp nhiễm độc gan, sau khi uống chất chiết tỏi 6 giờ, lượng lipid peroxides cao và sự tích tụ triglycerides trong gan sẽ hạ xuống.Tác dụng chống các bệnh đường hô hấp: Tỏi được dùng làm thuốc trị lao khí quản, hoại thư phổi. Ho gà. Thuốc long đàm cho người lao phổi. Trị viêm phế quản mãn tính. Viêm họng.Các tác dụng khácChữa các bệnh răng miệng: Tỏi có tác dụng tốt chữa viêm khoang miệng, các bệnh viêm chân răng, biến chứng sau khi nhổ răng.Chữa bệnh mắt: Nhũ tương tỏi có tác dụng giúp phát triển tế bào biểu mô giác mạc bị tổn thương. Chống xơ cứng động mạch mắt làm giảm nhãn áp.Chữa bỏng và lở loét ngoài da: Thuốc mỡ tỏi đông khô có tác dụng chữa bỏng và lở loét trên da rất tốt. Có tác dụng diệt vi khuẩn mạnh. Kích thích phát triển tế bào hạt, tăng trưởng biểu mô, làm vết thương mau lành.Chữa màng nhĩ thủng: Vỏ giấy củ tỏi (mỏng như giấy cuốn thuốc lá) dùng để vá màng nhĩ bị thủng rất hiệu quả.Chữa phong thấp và đau thần kinh: Tỏi có hoạt tính kháng viêm khá mạnh so với các thuốc kháng viêm có nguồn gốc thực vật khác. Nó được dùng chữa đau thần kinh, phong thấp, đau khớp háng và hệ cơ, phần lưng dưới.Làm cho trẻ bú sữa nhiều hơn: Cho mẹ dùng 1,5g chất chiết tỏi sẽ làm cho trẻ bú sữa nhiều hơn 140% so với trẻ khác.Ư'ng dụng trong công nghiệp trong chăn nuôi- Chất bảo vệ thép, nhôm với acid mạnh: Chất chiết tỏi bảo vệ thép, nhôm không bị ăn mòn khi tiếp xúc với acid mạnh (acid sulfuric 2N -acid nitric 0,5N - 85%).- Giảm ô nhiễm môi trường: Trộn bột tỏi vào sáp ong làm nến khi đốt sẽ hấp thụ được khói thuốc lá, giảm ô nhiễm môi trường.Tăng trọng và chữa bệnh đường ruột cho gà: Cho vào thức ăn nuôi gà 3% bột tỏi sẽ làm cho gà mau lớn và khỏi các bệnh đường ruột.Hoạt chất trong củ tỏiTrong tép tỏi tươi, các hợp chất sulfur là quan trọng nhất, có tỷ lệ cao nhất trong các loại rau quả (3,2%) khi tép tỏi còn nguyên: alliin (một hợp chất sulfur) và men allinase có lượng tương đương nhau. Mỗi thứ ở trong một ngăn riêng biệt. Khi giã nát củ tỏi - Một phản ứng cực mạnh, tức thì giữa alliin và allinase sản sinh ra allicin - Allicin là một chất không bền, khi tiếp xúc với không khí sẽ được chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin, afoene, là những chất có tác dụng dược lý đã kể trên -(allicin là chất gây mùi tỏi tươi khi băm thái).Bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp người ta đã xác định được hàm lượng allicin trong tép tỏi tươi sau khi giã nát một phút đã đạt 63%. Nhưng sau 30 phút tiếp xúc với không khí chỉ còn 39% (vì đã chuyển hóa thành các chất nói trên). Trong môi trường hơi kiềm (pH = 8) phản ứng triệt để nhất. Trong môi trường hơi acid (pH = 5) phản ứng chậm 50 lần.Tỏi tươi nguyên tép và tỏi đã làm chín không có mùi và không có tác dụng dược lý nêu trên.Cách chế tỏi tươi làm thuốc trong gia đình- Tiêu chuẩn củ tỏi: Tươi, không mọc mầm lá hoặc mọc rễ, không bị dập nát, héo.- Các bệnh có thể dùng tỏi tươi giã nát để ăn: Các loại ung thư. Các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, tăng lipid máu, vỡ xơ động mạch, huyết khối). Bệnh tiểu đường type II - Giải độc nicotin mạn tính chống nhiễm độc phóng xạ. Giải độc kim loại nặng. Phong thấp và đau dây thần kinh... là những bệnh phải dùng thuốc thường xuyên và lâu dài.- Cách làm: Chọn tỏi tươi đúng tiêu chuẩn như trên, bóc sạch vỏ khô (mỗi lần dùng cho một người khoảng 3g - 5g tương ứng với một tép tỏi vừa hoặc 2 tép tỏi nhỏ). Giã nát sau 15 - 30 phút (có thể cho nước mắm pha loãng để chấm rau hoặc đậu phụ) dùng trong bữa ăn. Ngày ăn 3 lần như vậy.



Tác giả : DS. Trần Xuân Thuyết
Những điều chưa biết về TỎI
Loài người biết dùng củ tỏi làm gia vị và làm thuốc từ thời kỳ đồ đá Y học dân gian cổ truyền của các dân tộc cũng có nhiều kinh nghiệm dùng tỏi chữa bệnh. Các nhà khoa học cũng có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta (hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu).Tỏi ta - tên khoa học là Alliumsativum L, họ hành Alliaceac (trước kia gọi là họ hành tỏi Liliaceae).Cùng với tên tỏi có rất nhiều loại tỏi khác nhau như tỏi voi, tỏi Trung Quốc, tỏi Pháp, tỏi gấu, tỏi ngọc v.v. Nhưng chỉ có củ tỏi ta là được ưa chuộng dùng làm gia vị và làm thuốc, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vì tỏi ta củ nhỏ, thơm và có nhiều công dụng quý.Tiếng Anh gọi tỏi ta là Garlic để phân biệt với các loại tỏi khác gọi là Leek.
Tác giả : DS. Trần Xuân Thuyết

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2009

Tỏi giúp giữ gìn sắc đẹp
Con người đã biết tỏi từ rất lâu đời, tỏi không chỉ là vị thuốc hữu hiệu để chữa bệnh cho con người mà nó còn mang lại phụ nữ những bí quyết làm đẹp

Vitamin B2 chứa trong tỏi mang các loại axit hoàng tố đơn hạt và hoàng tố nhị hạt là chất men chuyển đổi chất protein cần thiết. Sự chuyển đổi này có ảnh hưởng đến vẻ đẹp của da vì vitamin B2 có tác dụng giữ cho da đẹp.

Tỏi còn chứa vitamin E có tác dụng tăng cường sức đàn hồi của huyết quản, chống bệnh hoại huyết, giải độc. Vì vậy, tỏi có thể phòng ngừa da già mốc, da đồi mồi.

Tỏi dùng bên ngoài thúc đẩy tuần hoàn máu, tẩy lớp sừng lão hoá trên da, làm da mềm và đàn hồi, phòng nắng, phòng lắng hắc tố, tẩy vết đốm, làm trắng da, chống bạc tóc, rụng tóc. Tỏi thường được làm thành các mỹ phẩm như cao tỏi và rượu tỏi, có tác dụng bảo vệ da làm mất các vết đốm.

Vậy thì bạn nhớ đừng quên tỏi trong thực đơn hàng ngày của mình nhé!
Theo Hoa Học Trò.
Tỏi - Lợi ích sức khỏe
Tỏi không chỉ có lợi cho sức khỏe mà con là dược tính từ lâu đã nhiều người biết đến. Tỏi từ lâu đã được coi là một liệu pháp thảo dược, theo các nghiên cứu uy tín cho biết Tỏi có thể trị và ngăn ngừa cho tất cả các bệnh thông thường, lạnh cảm cúm và dịch hạch. Nó đã được sử dụng rộng rãi trong các liệu pháp thảo dược thuốc (phytotherapy, đôi khi spelt phitotherapy) . Nguyên tỏi được sử dụng để chữa trị các triệu chứng của mụn và có một số bằng chứng cho thấy nó có thể hỗ trợ trong việc quản lý mức cholesterol cao cấp.Nó thậm chí có thể được hiệu quả như là một tài nguyên thiên nhiên.
Theo các nghiên cứu được xuất bản vào năm 2001 kết luận rằng tỏi co khả năng bổ sung "có thể gây ra một khả năng phản ứng có hại có hiệu lực khi kết hợp với một loại thuốc được sử dụng để chữa trị căn bệnh HIV / AIDS". Có hai thành phần chính có lợi ích sức khỏe: allicin và diallyl sulphides.
Lịch sử tỏi
Từ tỏi tiếng Anh là “garleac”, có nghĩa là "tỏi tây." Nó đã có cách đây trên 6000 năm, đến từ Trung Á, và đã có được trồng lâu đời ở khu vực Trung Á, cũng như Châu Á, Châu Phi, và Châu Âu. Tỏi được tôn thờ ở Aicập và đặt các mô hình đất sét của dạng củ tỏi trong các lăng mộ của Tutankhamen. . Tỏi rất quý, thậm chí nó đã được sử dụng như tiền tệ, để trừ ma,quỷ, bảo vệ chống lại các kẻ ác. Đáng ngạc nhiên, khi tỏi là thực phẩm không được coi trọng tại Hoa Kỳ cho đến khi quý đầu tiên của thế kỷ 20, đang được hầu hết được tìm thấy trong các món ăn dân tộc làm việc trong các khu phố. Tuy nhiên, do năm 1940, Mỹ đã có những nghiên cứu về tỏi, cuối cùng công nhận giá trị của nó như là không phải chỉ là một gia vị đơn thuần mà là dược phẩm quý.