Để có 4-500 tấn tỏi mỗi năm, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) phải mất 70.000 mét khối cát dùng làm "nền" khi gieo trồng. Tình trạng khai thác cát để trồng tỏi khiến cho Lý Sơn hàng năm phải mất từ 5-7 ha do nạn xâm thực của thuỷ triều. Đề tài nghiên cứu khoa học "Giải pháp kỹ thuật canh tác hành, tỏi trong điều kiện thổ nhưỡng ở Lý Sơn" của Sở Khoa học& Công nghệ Quảng Ngãi liệu có mở ra lối thoát cho hòn đảo này?
Khi cây tỏi được "bón" bằng... cát
Trong số gần hai vạn dân trên đảo Lý Sơn thì có đến 2/3 là sống bằng nghề trồng tỏi. Tỏi được xem là cây chủ lực, nguồn thu nhập chính của nông dân. Điều làm nên sự khác biệt của tỏi Lý Sơn là củ của nó không quá to, không quá cay, lại có mùi thơm đặc biệt. Mùi thơm nồng ấy là do người dân đã dùng cát biển để "lót" khi gieo trồng. Có lẽ các thành phần hóa học trong cát biển đã làm cho tỏi Lý Sơn có mùi vị riêng chăng? Trước khi trồng tỏi, họ phải đến các bãi cát (hiện nay phải đi mua cát) để lấy mang về "lót" một lớp mỏng làm nền. Xong một, hai vụ, lớp cát này hết chất dinh dưỡng, họ lại cào bỏ đi và rải một lớp cát khác. Ơ phía bắc và phía đông xã An Hải, tình trạng khai thác cát để trồng tỏi liên tục như thế đã biến vùng đất này thành những hầm hố sâu hoắm, làm "mồi ngon" cho triều cường. Biển cứ lấn dần theo vết chân của những người khai thác cát. Thống kê mới đây cho biết, Lý Sơn đã mất 43ha đất do nạn xâm thực của triều cường mà việc khai thác cát là thủ phạm chính. Quỹ đất vốn đã ít ỏi, giờ bị biển lấy đi khá nhiều, buộc các nhà quản lý phải tìm cách.
Và không "bón" cát
Nguồn cát gần như cạn kiệt nên thay thế cát bằng một chất liệu khác là điều luôn canh cánh bên lòng những người trồng tỏi. Sau nhiều lần khảo sát và nghiên cứu, năm 2000, Sở Khoa học & Công nghệ Quảng Ngãi triển khai đề tài: "Giải pháp kỹ thuật canh tác hành, tỏi trong điều kiện thổ nhưỡng ở Lý Sơn". Theo đó, thay vì dùng đất và cát để làm "nền" khi trồng, người nông dân phải bón nhiều phân hữu cơ nhằm tăng độ xốp, nâng cao tỷ lệ hạt kết bền trong nước; đưa độ pH đất xuống mức thích hợp cho tỏi bằng cách sử dụng các loại phân chua sinh lý; đưa nhiều gốc sunphat vào đất; bón nhiều kali, lân để tăng nhanh quá trình hình thành củ tỏi. Cạnh đó, người trồng tỏi còn phải dùng một lớp thực vật phủ trên nền đất với độ dày 1,5cm nhằm hạn chế cỏ dại và giữ độ ẩm cho đất. Ba năm qua, những người thực hiện đề tài này luôn phải điều chỉnh các thành phần sinh-hóa học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Qua các năm cho thấy, việc trồng tỏi không dùng cát theo truyền thống đã mang lại kết quả bước đầu. Riêng vụ tỏi năm nay, năng suất đạt 90 tạ/ha (trồng theo lối truyền thống chỉ đạt 60 tạ/ha). Tuy nhiên, tất cả những số liệu trên vẫn chưa làm cho người trồng tỏi yên tâm với phương thức canh tác mới này. Thứ nhất, đây chỉ dừng lại ở "mô hình", trên diện tích vài trăm mét vuông. Năm nay năng suất tỏi đạt rất cao trong tình hình chung của đảo chứ chưa phải hoàn toàn do "đề tài" mang lại, mà đây lại là năm cuối cùng của đề tài này nên cũng khó mà triển khai thêm một vụ nữa! Cản ngại lớn nhất là, để thay lớp cát cần phải sử dụng một lượng phân chuồng và rác rất lớn. Mà phân chuồng và rác trên đảo thì quý như...vàng, vì người dân không có điều kiện chăn nuôi như trong đất liền nên không có phân chuồng; cả hòn đảo không một bóng cây, lấy đâu ra rác? Nếu mang phân chuồng và rác ra đảo thì giá thành sẽ đội lên. Đây là năm được mùa tỏi lớn nhất trong vòng 10 năm qua ở Lý Sơn, song giá tỏi lại đang chập chờn, có nguy cơ tụt xuống còn 5.000đ/kg như những năm trước nên việc "hạ giá thành" cho đầu vào cây tỏi là điều mà đề tài trên cần phải hướng đến. Thay cát bằng chất liệu khác là điều nên làm nhưng hiệu quả vẫn là điều mà người nông dân Lý Sơn đang mong, dù họ biết rằng cứ tiếp tục dùng cát để "lót" như lâu nay thì chỉ cần 15 năm nữa là hết cát, cây tỏi cũng khai tử luôn trên hòn đảo này.
Trần Đăng
Khi cây tỏi được "bón" bằng... cát
Trong số gần hai vạn dân trên đảo Lý Sơn thì có đến 2/3 là sống bằng nghề trồng tỏi. Tỏi được xem là cây chủ lực, nguồn thu nhập chính của nông dân. Điều làm nên sự khác biệt của tỏi Lý Sơn là củ của nó không quá to, không quá cay, lại có mùi thơm đặc biệt. Mùi thơm nồng ấy là do người dân đã dùng cát biển để "lót" khi gieo trồng. Có lẽ các thành phần hóa học trong cát biển đã làm cho tỏi Lý Sơn có mùi vị riêng chăng? Trước khi trồng tỏi, họ phải đến các bãi cát (hiện nay phải đi mua cát) để lấy mang về "lót" một lớp mỏng làm nền. Xong một, hai vụ, lớp cát này hết chất dinh dưỡng, họ lại cào bỏ đi và rải một lớp cát khác. Ơ phía bắc và phía đông xã An Hải, tình trạng khai thác cát để trồng tỏi liên tục như thế đã biến vùng đất này thành những hầm hố sâu hoắm, làm "mồi ngon" cho triều cường. Biển cứ lấn dần theo vết chân của những người khai thác cát. Thống kê mới đây cho biết, Lý Sơn đã mất 43ha đất do nạn xâm thực của triều cường mà việc khai thác cát là thủ phạm chính. Quỹ đất vốn đã ít ỏi, giờ bị biển lấy đi khá nhiều, buộc các nhà quản lý phải tìm cách.
Và không "bón" cát
Nguồn cát gần như cạn kiệt nên thay thế cát bằng một chất liệu khác là điều luôn canh cánh bên lòng những người trồng tỏi. Sau nhiều lần khảo sát và nghiên cứu, năm 2000, Sở Khoa học & Công nghệ Quảng Ngãi triển khai đề tài: "Giải pháp kỹ thuật canh tác hành, tỏi trong điều kiện thổ nhưỡng ở Lý Sơn". Theo đó, thay vì dùng đất và cát để làm "nền" khi trồng, người nông dân phải bón nhiều phân hữu cơ nhằm tăng độ xốp, nâng cao tỷ lệ hạt kết bền trong nước; đưa độ pH đất xuống mức thích hợp cho tỏi bằng cách sử dụng các loại phân chua sinh lý; đưa nhiều gốc sunphat vào đất; bón nhiều kali, lân để tăng nhanh quá trình hình thành củ tỏi. Cạnh đó, người trồng tỏi còn phải dùng một lớp thực vật phủ trên nền đất với độ dày 1,5cm nhằm hạn chế cỏ dại và giữ độ ẩm cho đất. Ba năm qua, những người thực hiện đề tài này luôn phải điều chỉnh các thành phần sinh-hóa học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Qua các năm cho thấy, việc trồng tỏi không dùng cát theo truyền thống đã mang lại kết quả bước đầu. Riêng vụ tỏi năm nay, năng suất đạt 90 tạ/ha (trồng theo lối truyền thống chỉ đạt 60 tạ/ha). Tuy nhiên, tất cả những số liệu trên vẫn chưa làm cho người trồng tỏi yên tâm với phương thức canh tác mới này. Thứ nhất, đây chỉ dừng lại ở "mô hình", trên diện tích vài trăm mét vuông. Năm nay năng suất tỏi đạt rất cao trong tình hình chung của đảo chứ chưa phải hoàn toàn do "đề tài" mang lại, mà đây lại là năm cuối cùng của đề tài này nên cũng khó mà triển khai thêm một vụ nữa! Cản ngại lớn nhất là, để thay lớp cát cần phải sử dụng một lượng phân chuồng và rác rất lớn. Mà phân chuồng và rác trên đảo thì quý như...vàng, vì người dân không có điều kiện chăn nuôi như trong đất liền nên không có phân chuồng; cả hòn đảo không một bóng cây, lấy đâu ra rác? Nếu mang phân chuồng và rác ra đảo thì giá thành sẽ đội lên. Đây là năm được mùa tỏi lớn nhất trong vòng 10 năm qua ở Lý Sơn, song giá tỏi lại đang chập chờn, có nguy cơ tụt xuống còn 5.000đ/kg như những năm trước nên việc "hạ giá thành" cho đầu vào cây tỏi là điều mà đề tài trên cần phải hướng đến. Thay cát bằng chất liệu khác là điều nên làm nhưng hiệu quả vẫn là điều mà người nông dân Lý Sơn đang mong, dù họ biết rằng cứ tiếp tục dùng cát để "lót" như lâu nay thì chỉ cần 15 năm nữa là hết cát, cây tỏi cũng khai tử luôn trên hòn đảo này.
Trần Đăng