"Trực nhìn ngó thấy Bàn Than; Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kỳ "
Địa lý
Diện tích của huyện là khoảng 9,97 km² nhưng dân số lại lên đến con số hơn 20.000 người. Gồm 2 đảo: đảo Lớn và đảo Bé. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình (đảo Bé). Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa đã tắt từ thời tiền sử.
Kinh tế
Người dân trên đảo sống nhờ vào đánh bắt hải sản và trồng tỏi. Tuy nhiên, việc khai thác cát ven bờ biển để trồng tỏi và hành đã gây ra những thiệt hại không nhỏ do hiện tượng xâm thực.
Câu chuyện
Vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức "đội Hoàng Sa" lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thâu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quí hiếm mang về dâng nộp. [1]
Du lịch
Tỉnh Quảng Ngãi đã khai trương tuyến du lịch "biển đảo Lý Sơn" vào ngày 28 tháng 4 năm 2007. Du khách từ thành phố Quảng Ngãi đi theo quốc lộ 24B về cảng Sa Kỳ, sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc và thuê xe máy để đến các di tích trên đảo. Khi lưu trú trên đảo, du khách sẽ được thưởng thức các món hải sản và các đặc sản gỏi tỏi, gỏi cá cơm và đồn đột.
Trên đảo có hai di tích quốc gia: đình làng An Hải (di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa bên trên) và Chùa Hang. Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã được tìm thấy trên đảo, như suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa. Và 24 chùa, am.
Ngày 13 tháng 07 năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định công nhận Tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn gồm các điểm du lịch tại huyện Lý Sơn theo các tuyến: Chùa Hang, Đình làng An Hải, Chùa Đục, Miệng núi Lửa, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm linh tự và một số nhà cổ tại huyện Lý Sơn.[2]
Huyện đảo được mệnh danh là "Vương quốc tỏi" vì đặc sản gỏi tỏi.
Theo http://vi.wikipedia.org.